↑

Soạn Văn Hay

Soạn văn hay - Những bài văn hay - học tốt văn lớp 12 đến lớp 1

  • Văn mẫu
  • Soạn Văn 6
  • Văn mẫu lớp 2
You are here: Home / Soạn Văn 9 / Bài 13: Chương trình địa phương phần tiếng Việt

Bài 13: Chương trình địa phương phần tiếng Việt

07/04/2018 by admin Leave a Comment

Câu 1. Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:

a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,…không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân

  • Đọi: tên gọi bát ăn cơm ở vùng miền Trung.
  • Nhút: Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
Bát Đọi Chén
Mẹ Bố Má
Bố Bọ Ba

c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn cầu.

Phương ngữ Bắc Phương ngữ Trung Phương ngữ Nam
Củ sắn: Phương ngữ Bắc gọi là củ sắn. Phương ngữ Trung gọi khoai mì. Phương ngữ Nam gọi khoai mì.
Đau: cảm giác khó chịu ở bộ phận bị tổn thương của cơ thể. Đau: bệnh tật, đau ốm. Đau: vừa chỉ cảm  giác khó chịu vì bị tổn thương vừa chỉ bệnh tật, ốm đau.

Câu 2. Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1 không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?

  • Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi vùng, miền ở Việt Nam có những điểm khác biệt. Do đó có những sự vật, hiện tượng khác biệt đó được ghi lại bằng những tên gọi chỉ có trong phương ngữ của vùng miền ấy, không có trong phương ngữ khác và không có trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện của từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về tự nhiên và xã hội của các vùng miền trên đất nước ta. Nó làm phong phú thêm tiếng Việt.

Câu 3. Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

  • Qua bảng mẫu ở bài tập 1b và 1c ta thấy phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân. Từ lâu, người Việt Nam vẫn chọn phương ngữ Bắc làm chuẩn ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?

  • Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt: Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung.
  • Việc sử dụng các từ địa phương này có tác dụng tô đậm sắc thái địa phương. Từ ngữ địa phương qua lời ăn tiếng nói của các nhân vật làm cho đoạn thơ thêm chân thực và sinh động.

Chia sẻ:

  • Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
  • Bấm để chia sẻ trên Twitter (Opens in new window)
  • Bấm để chia sẻ trên Google+ (Opens in new window)
  • Bấm để gửi cho bạn bè (Opens in new window)
  • Bấm để in ra (Opens in new window)

Bài liên quan:

Chuyên mục: Soạn Văn 9 Thẻ: Bai 13 van 9

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

  • Tả một em bé chừng 4 đến 5 tuổi văn 6
  • Tả cô giáo của em khi đang giảng bài trên lớp văn 6
  • Bài văn tự giới thiệu về bản thân mình
  • Kể lại buổi tiệc sinh nhật của em văn 6
  • Kể lại một chuyến tham quan du lịch mà em đã dự lớp 6

Soanvanhay.com © 2018 - Soạn văn hay - Những bài văn hay - học tốt văn lớp 12 đến lớp 1 - Giới thiệu - Liên hệ - Bản quyền - Sitemap - Quy định

loading Hủy bỏ
Post was not sent - check your email addresses!
Email check failed, please try again
Sorry, your blog cannot share posts by email.