Chùm thơ haiku Nhật Bản trong chương trình Ngữ văn lớp 10 mang đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và cuộc sống thông qua những câu thơ ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa. Với đặc trưng súc tích, giàu hình ảnh và hàm súc, thơ haiku không chỉ thể hiện vẻ đẹp giản dị mà còn chứa đựng triết lý sâu sắc của người Nhật. Hãy cùng soạn bài Chùm thơ hai cư Nhật Bản để hiểu rõ hơn về nghệ thuật thơ ca độc đáo này.
Trước khi đọc
Bài thơ ngắn nhất mà tôi từng đọc là bài “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch:
“Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.”
Bài thơ này khiến tôi nhớ mãi vì chỉ với bốn câu ngắn gọn nhưng đã truyền tải nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Sự kết hợp giữa hình ảnh ánh trăng và tâm trạng cô đơn tạo nên một cảm xúc rất sâu lắng và dễ đồng cảm.
Đọc văn bản
1. Hãy tưởng tượng về gam màu và bầu không khí trong khung cảnh được miêu tả trong bài thơ.
Gam màu chủ đạo: Màu nâu của cành cây khô, sắc đen của con quạ.
Bầu không khí: Lạnh lẽo, u ám và mang nét cô quạnh.
2. Hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi lên ấn tượng gì?
Hình ảnh hoa triêu nhan quấn quanh dây gàu rồi bung nở mang đến cảm giác về sức sống mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của thiên nhiên.
3. Khi nhắc đến “con ốc” và “núi Phú Sĩ”, người ta thường liên tưởng đến điều gì?
“Con ốc” thường gợi đến sự chậm rãi, thong thả.
“Núi Phú Sĩ” lại gợi lên sự cao lớn, vững chãi và không gian bao la, rộng lớn.
Sau khi đọc
Câu 1 trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1
Bài 1: Hình ảnh con quạ.
Bài 2: Hình ảnh hoa triêu nhan.
Bài 3: Hình ảnh con ốc nhỏ.
Điểm chung giữa các hình ảnh trung tâm trong ba bài thơ: Đều là những hình ảnh thuộc về thiên nhiên, mang vẻ đẹp dung dị, gần gũi với con người.
Câu 2 trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1
Hình ảnh trung tâm: Con quạ.
Không gian: Cành cây khô.
Thời gian: Buổi chiều thu.
Mối liên hệ giữa hình ảnh trung tâm với không gian và thời gian trong bài thơ có sự hòa hợp, tạo nên cảm giác u buồn. “Quạ” thường gắn với sự ảm đạm, hoang vắng, “cành khô” biểu trưng cho sự tàn úa, xơ xác, trong khi “chiều thu” lại gợi lên sự hiu quạnh, tĩnh mịch. Tất cả kết hợp với nhau, vẽ nên một bức tranh mùa thu mang nét u hoài, trầm lắng.
Câu 3 trang 46 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1
Bài thơ của Chi-y-ô tập trung khắc họa hình ảnh hoa triêu nhan quấn quanh dây gàu bên giếng nước. Trước vẻ đẹp mong manh của thiên nhiên, nhà thơ bày tỏ sự trân trọng, nâng niu. Thay vì làm ảnh hưởng đến hoa, tác giả chọn cách “xin nước nhà bên” để gìn giữ sự sống và nét đẹp ấy.
Kết nối đọc – viết
Từ việc đọc ba bài thơ trong trùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư.
Thể thơ hai-cư (haiku) của Nhật Bản gây ấn tượng với tôi bởi sự ngắn gọn nhưng giàu hình ảnh và cảm xúc. Chỉ với ba dòng, thể thơ này có thể gợi lên một không gian thiên nhiên rộng lớn hoặc một triết lý sâu sắc về cuộc sống. Điều thú vị nhất ở thơ hai-cư là cách sử dụng ngôn ngữ giản dị, súc tích nhưng vẫn tạo ra sự rung động mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc. Những bài thơ hai-cư thường khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên, bốn mùa và những khoảnh khắc đời thường, khiến tôi cảm nhận được sự tinh tế và sâu lắng trong từng câu chữ.
Kết
Việc soạn bài Chùm thơ hai cư Nhật Bản lớp 10 giúp ta hiểu sâu hơn về vẻ đẹp tinh tế, súc tích của thể thơ này. Qua những bài thơ ngắn gọn mà ý nghĩa, ta không chỉ cảm nhận được thiên nhiên và cuộc sống mà còn thấy được triết lý nhân sinh sâu sắc của người Nhật.